Quy trình bố trí bếp ăn một chiều là gì?

Bếp một chiều

Trong thông tư số 30/2012/TT-BYT để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm, các cơ sở chế biến, kinh doanh nhà hàng ăn uống phải có nơi chế biến thức ăn theo nguyên tắc một chiều. Bếp ăn một chiều được coi là một trong những yêu cầu quan trọng nhất nhằm hạn chế rủi ro và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng quy trình bếp một chiều là gì thì nhiều người còn chưa nắm được rõ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Bếp ăn một chiều là gì?

Bếp ăn một chiều (quy trình bếp 1 chiều) là một chuỗi hoạt động các bộ phận công việc của bếp công nghiệp được tuân thủ theo một chiều duy nhất.

Theo đó các hoạt động diễn ra theo đúng thứ tự: nguyên liệu đầu vào (phục vụ cho chế biến, nấu món ăn) đến khâu sơ chế, lưu trữ, nấu nướng, soạn chia phục vụ, thu dọn, rửa… phải tuân theo một chiều, thực phẩm chín (đã nấu) không được lẫn lộn, trùng lặp với thực phẩm sống (chưa nấu)

Việc đảm bảo nguyên tắc trên giúp các bộ phận của bếp không bị chồng chéo, bên cạnh đó còn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến.

Nguyên tắc bếp ăn một chiều

Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc thiết kế bếp theo quy trình bếp một chiều là đảm bảo sự lưu thông một chiều của thực phẩm, tránh sự chồng chéo trong các khâu như nấu nướng, tiết kiệm tối đa thời gian, đồng thời tránh sự va chạm giữa các thực phẩm sống chín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các khu chức năng chính trong bếp ăn một chiều

Bếp thiết kế theo nguyên tắc một chiều, cần có các khu chính như sau:

1. Khu tiếp nhân nguyên liệu cho nhà bếp

Khi thực phẩm tươi như rau, củ, quả, thịt, cá, xương… được chuyển đến cho nhà bếp, các nguyên liệu được kiểm tra về số lượng, chất lượng…khi đó người tiếp nhận cần dùng đến thiết bị như: cân, giá kệ inox, …

2. Khu sơ chế rửa thô thực phẩm

Sau khi tiếp nhận nguyên liệu cho nhà bếp, một quy trình không thể thiếu là rau củ, quả, thịt, cá, phải được vệ sinh, phân loại sơ bộ. Thiết bị cần trong khu vực này là: bàn inox, giá kệ inox, dao, thớt…

3. Khu chế biến tẩm ướp

Sau khi ở khu sơ chế thì nguyên liệu được chuyển tới khu chế biến, ở đây các đầu bếp tiếp nhận thực phẩm sau đó tẩm ướp thực phẩm, xử lý thực phẩm nguyên liệu cho từng món ăn đặc trưng.

4. Khu nấu nướng

Khu này dùng để nấu chín các món ăn. Thiết bị cần thiết bao gồm: tủ nấu cơm công nghiệp, bếp nấu… đặc biệt ở khu này cần có tum hút mùi công nghiệp để đảm bảo gian bếp luôn thông thoáng và hợp vệ sinh.

5. Khu chia soạn đồ ăn

Sau khi đã nấu chín, đồ ăn sẽ được đến khu chia soạn, chia đồ ăn ra đĩa… chuyển đi để phục vụ thực khách.

6. Khu rửa, vệ sinh

Khi đã dùng xong đồ ăn, các chén đĩa được đưa vào khu rửa để làm sạch và phơi khô.

7. Khu kho

Gồm kho khô, kho ướt, kho đông, kho mát.

8. Khu bảo hộ lao động

9. Khu thay quần áo, rửa tay, WC

Cac Khu Trong Bep An Mot Chieu

Sau khi thiết kế phải đáp ứng được yêu cầu nào?

Bếp nhà hàng thiết kế theo mô hình một chiều khớp với quy trình sau:

  1. Thực phẩm được nhập sẽ được trữ vào các tủ lạnh bảo quản và giá ở khu kho
  2. Thực phẩm sẽ được lấy ra sơ chế ở khu sơ chế
  3. Sau khi sơ chế, thực phẩm được mang sang khu vực để nấu hoặc lưu trữ ở kho lạnh
  4. Các món nguội như salad, rau được chế biến ở khu bếp nguội
  5. Sau khi nấu xong thực phẩm sẽ được trang trí và sẵn sàng bưng cho khách ở khu pick-up
  6. Sau khi phục vụ khách món ăn sẽ được đưa vào khu rửa

Bếp ăn nhà hàng, khách sạn… thường có một số lượng không nhỏ thực khách, vì vậy thiết kế bếp một chiều là phương pháp tối ưu về không gian, thời gian và tác động đến chất lượng món ăn. Ngonviet247 tự hào là đơn vị có kinh nghiệm thiết kế quy trình bếp ăn một chiều với mức phí tối ưu và đạt hiệu quả cao.

Ngonviet247 tự hào bảo vệ sức khoẻ Việt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0836.222.247