Tổng hợp bí quyết hay hướng dẫn sử dụng tủ nấu cơm đúng cách

Tủ Nấu Cơm Công Nghiệp 4 Khay Dùng Ga

Bạn muốn sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp để cải thiện hiệu quả hoạt động của căn bếp nhưng lại chưa chắc chắn về cách sử dụng tủ nấu cơm. Sử dụng đúng cách giúp hiệu suất hoạt động của tủ tăng lên và tuổi thọ của tủ cũng dài hơn. Tham khảo bài viết dưới đây để giúp vận hành tủ nấu cơm đơn giản và đúng chuẩn hoạt động của tủ.

1. Công dụng của tủ nấu cơm công nghiệp

Nâng cấp lên từ phiên bản nấu cơm truyền thống, sử dụng tủ nấu cơm mang lại hiệu quả cao hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí so với phương pháp truyền thống.

Bên cạnh đó tủ còn có chức năng khác như hấp hải sản, đồ xôi, hấp bánh, hấp giò chả… tuỳ theo nhu cầu của người sử dụng. Nhờ tính năng vượt trội như: cơm chín nhanh, đều nhiệt, không tạo cháy, giảm lãng phí gạo nên không khó để thấy tủ nấu cơm ở gian bếp của nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, trường học…

2. Cách sử dụng tủ nấu cơm

– Cho gạo vào khay nấu

Khay nấu đã được vệ sinh sạch sẽ bạn cho gạo đã đãi sạch vào. Tuỳ theo định lượng và công suất tủ nấu cơm quy định mà ta đổ số lượng gạo cho phù hợp. Tiếp theo để các khay vào trong tủ theo các rãnh được định vị sẵn, rồi đóng tủ bằng các chốt cài. Trước khi bạn bật nguồn điện hoặc gas để bắt đầu quá trình nấu, hãy kiểm tra kĩ càng các chốt khoá của tủ, mức nước cung cấp để nấu cơm đảm bảo cho quá trình nấu hiệu quả và an toàn.

3. Lưu ý khi sử dụng tủ nấu cơm

– Tuỳ vào lượng gạo cho vào để hẹn giờ nấu cơm

Thời gian chín cơm từ khoảng 50 đến 60 phút, phụ thuộc vào lượng gạo mà bạn cho vào khay để nấu. Bạn cần hẹn giờ phù hợp với lượng gạo đã đổ vào khay nấu, tránh thời gian hẹn quá lâu hoặc quá nhanh, cơm có thể chưa chín nếu hẹn quá sớm và tốn nhiều nhiên liệu hơn nếu bạn hẹn quá lâu.

– Tuyệt đối không để cạn nước trong bể chứa thanh nhiệt

Bể chứa thanh nhiệt có tác dụng làm nước sôi, hơi nước nóng bốc lên sẽ làm chín cơm trong khay. Vì vậy hãy luôn đảm bảo rằng nước trong bể chứa thanh nhiệt không bị cạn trong quá trình nấu. Trường hợp cạn nước sẽ khiến thanh nhiệt của nồi bị cháy, gây gián đoạn quá trình nấu ngoài ra còn gây nguy hiểm nguy cơ cháy nổ cao.

– Không nên mở tủ cơm khi đang nấu

Trong quá trình nấu cơm bạn không nên mở tủ, lượng nhiệt sinh ra cần để nấu chín cơm sẽ bị giảm đột ngột sản phẩm hoàn thành sẽ không đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó nếu khi cơm đã chín bạn cũng nên chờ để lượng hơi nước trong tủ bớt đi, khi mở tủ cần đứng vị trí khéo léo không để hơi nóng phả vào có thể gây bỏng.

– Quá trình mở tủ lấy cơm

Hãy chắc chắn đã ngắt nguồn điện hoặc gas trước rồi mới mở tủ lấy cơm. Điều này là vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo độ an toàn trong quá trình sử dụng tủ nấu cơm.

4. Vệ sinh sau khi sử dụng tủ nấu cơm

Nên vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng tủ nấu cơm vừa giúp bảo quản tủ sử dụng bền lâu vừa đảm bảo vệ sinh cho lần sử dụng kế tiếp. Hãy luôn luôn nhớ nguyên tắc: tắt điện trước, sau đó để tủ nguội rồi vệ sinh.

Những chia sẻ trên chắc chắn là sẽ giúp ích bạn rất nhiều khi bạn muốn sử dụng tủ nấu cơm. Hãy chắc chắn nắm được những quy tắc trên trước khi sử dụng. Nếu khách hàng có nhu cầu mua tủ và có thắc mắc về sử dụng hãy liên hệ với ngonviet247 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất.

Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0836.222.247